Ngày nay, kinh doanh không còn bị bó buộc trong phạm vi biên giới của mỗi quốc gia của chính công ty đó. Dù các công ty không tham gia kinh doanh quốc tế cũng bị các sản phẩm và dịch vụ quốc tế cạnh tranh trên chính thị trường quốc gia của mình. Vì vậy, nhiều quốc gia đã bãi bỏ những giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hay các giấy phép tương tự cho bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế.
Giáo trình Kinh doanh quốc tế được thiết kế 14 chương:
Phần A: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
Chương 1: ThS. Nguyễn Thu Ngà 50% và Trịnh Tuệ Giang 50%.
Chương 2: ThS. Bùi Thị Lành 30% và Nguyễn Thị Thanh Hà 70%.
Chương 3: ThS. Nguyễn Bích Ngọc 50% và TS. Đàm Quang Vinh 50%.
Chương 4: TS. Nguyễn Anh Minh
Chương 5: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
Chương 6: TS. Nguyễn Anh Minh
Chương 7: TS. Nguyễn Anh Minh 90% và TS. Đàm Quang Vinh 10%.
Phần B: Quản trị Kinh doanh quốc tế
Chương 8: PGS.TS. Bùi Huy Nhượng
Chương 9: PGS.TS. Tạ Lợi
Chương 10: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
Chương 11: PGS.TS. Tạ Lợi 80% và TS. Đàm Quang Vinh 20%
Chương 12: TS. Mai Thế Cường 80% và PGS.TS. Tạ Lợi 20%
Chương 13: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
Chương 14: PGS.TS. Tạ Lợi.
Nội dung cơ bản của Giáo trình Kinh doanh quốc tế được trình bày theo cách tiếp cận tổng thể từ những vấn đề tổng quan nhất của kinh doanh quốc t ế, từ đó chỉ ra các đặc thù của quản trị trong kinh doanh quốc tế.